Tránh ngay những điều sau nếu không muốn bị loại ở buổi phỏng vấn

Một người chuyên nói xấu sau lưng, thích đi chê bai hay bới móc người khác, thì khi vào môi trường làm việc mới, bản tính của họ cũng khó lòng thay đổi được
1 – Thể hiện sự tự ti

Laura Garnett – giáo sư tư vấn hướng nghiệp, chia sẻ rằng: “Bạn có thể đánh mất hoàn toàn ấn tượng với nhà tuyển dụng nếu để lộ sự thiếu tự tin”. Rất dễ để người đối diện nhận ra tâm lý tự ti của bạn, vì vậy thay vì che giấu nó, hãy rèn luyện tính tự tin, đừng lúc nào cũng cúi gằm mặt xuống sàn hay trả lời lí nhí khiến người phỏng vấn cảm thấy khó chịu. Phải biết tận dụng thời cơ, mỗi lần đi phỏng vấn, bạn phải coi nó vừa là một lần luyện tập, vừa là một lần thử thách bản thân. Ngại ngùng chỉ khiến bạn thiệt thòi sau này. Theo kinh nghiệm phỏng vấn xin viêc của mình hãy mạnh dạn nói lên những thế mạnh của mình, lý do bạn là người duy nhất phù hợp với công việc. Đừng là một con người máy móc chỉ chăm chăm trả lời “có” hoặc “không”, hoặc thao thao bất tuyệt nói về bản thân, hãy nêu ra quan điểm của mình. Nếu đặt câu hỏi lại cho nhà tuyển dụng, bạn sẽ được chấm điểm cao đấy.

2 – Không chia sẻ về bất cứ thứ gì ngoài công việc

Hãy tưởng tượng, trong một cuộc phỏng vấn ngắn ngủi nhưng chỉ nói về công việc, nó sẽ khiến cả bạn và nhà tuyển dụng căng thẳng, áp lực. Bạn đã bao giờ thử thêm 1, 2 câu chuyện thú vị vào cuộc phỏng vấn chưa? Cách này sẽ khiến bạn không bị mờ nhạt so với các ứng cử viên khác. Những đề tài hóm hỉnh, thông minh bạn đưa ra sẽ là tiền đề cho cuộc phỏng vấn trở nên hay ho hơn, giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng tốt hơn.

3 – Không tìm hiểu kỹ công ty đang ứng tuyển

luôn tìm hiểu thông tin của công ty mà bạn tham gia phỏng vấn
Hình ảnh minh họa: luôn tìm hiểu thông tin của công ty mà bạn tham gia phỏng vấn
Đây là lỗi khá lớn mà nhiều người, nhất là sinh viên thường hay mắc phải. Sẽ ra sao khi bạn chẳng hiểu chút gì về doanh nghiệp mình đang ứng tuyển? Điều này khiến bạn bị đánh giá thấp có nguy cơ bị trượt cao. Bởi không ai đủ tin tưởng và muốn giao việc cho một người không hiểu rõ về công ty cũng như không có hứng thú với nơi mình sắp làm việc. Còn nếu đã tìm hiểu về doanh nghiệp, đừng chỉ dừng lại ở việc đọc lịch sử, sứ mệnh tầm nhìn,… hãy vượt ra ngoài mọi sự hiểu biết cơ bản để chứng minh mình là ứng cử viên xuất sắc cho vị trí đó.

4 – Sống quá ảo trên mạng xã hội

sống ảo trên mạng xã hội
Hình ảnh minh họa: sống ảo trên mạng xã hội
Chuyện gì cũng đem lên mạng xã hội, tốt xấu gì cũng khoe, điều đó khiến nhà tuyển dụng muốn loại bạn ra ngay lập tức. Bởi không ai muốn một nhân viên “nói nhiều làm ít”, cái gì cũng “bê” lên mạng. Một người chuyên nói xấu sau lưng, thích đi chê bai hay bới móc người khác, thì khi vào môi trường làm việc mới, bản tính của họ cũng khó lòng thay đổi được

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *