Những mẹo phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng
Nếu bạn dành cả buổi phỏng vấn để trò chuyện phiếm, bạn sẽ chỉ tuyển dụng được những thí sinh bạn thích chứ không phải là người thực sự có khả năng về công việc.
Lập một danh sách các câu hỏi liên quan tới trách nhiệm công việc. Nếu bạn không miêu tả về công việc cho thí sinh, ít nhất bạn cũng nên viết ra những trách nhiệm đảm nhiệm vị trí và các câu hỏi liên quan tới những trách nhiệm ấy.
– Nêu ra những câu hỏi ứng xử hoặc quá trình công tác của ứng viên, ví dụ như “nói cho tôi biết khoản thời gian khi bạn…”. Những thành công trước đây của ứng viên sẽ bộc lộ phần nào một nhân viên tiềm năng trong tương lai.
– Kiểm tra bản lý lịch tóm tắt của ứng viên trước khi phỏng vấn. Việc bạn chuẩn bị câu hỏi qua cách xem lại bản lý lịch sẽ chứng tỏ với ứng viên bạn đã “đầu tư” thời gian cho một cuộc phỏng vấn hiệu quả.
– Phác thảo nội dung phỏng vấn cho thí sinh. Đầu tiên là miêu tả ngắn gọn về công ty, rồi nói qua về nhiệm vụ thí sinh sẽ đảm nhiệm. Cuối cùng là hỏi thí sinh các câu hỏi. Nhờ vậy, thi sinh sẽ có cơ hội để hỏi lại bạn. Điều này sẽ lập ra giới hạn của cuộc phỏng vấn, giúp bạn tập trung và đưa ra cho thí sinh những ý kiến họ mong muốn.
– Đừng nói quá nhiều. Nhà tuyển dụng chỉ nên nói 30% khoảng thời gian buổi phỏng vấn. Hãy cho phép thí sinh có thời gian thể hiện khả năng và trình độ của họ. “Đảm bảo rằng bạn kiểm soát được tất cả các câu hỏi và không bỏ qua bất cứ điều gì.”
– Thể hiện sự nhã nhặn chuyên nghiệp. Đề nghị thí sinh dùng một cốc nước và hỏi họ có gặp khó khăn khi tìm địa chỉ công ty hay không. Nếu có thời gian, bạn có thể đưa ứng viên đi tham quan một vòng công ty – hoặc để họ có cơ hội nói chuyện với những đồng nghiệp tương lai.
– Để ý cử chỉ thái độ. Nếu bạn – nhà tuyển dụng – mong chờ một ánh mắt giao tiếp và trang phục phỏng vấn thích hợp từ ứng viên, thì ứng viên lại mong chờ những cử chỉ phi ngôn ngữ từ bạn. Hãy chắc rằng giọng nói của bạn thích hợp và chuyên nghiệp. Không cần phải ăn mặc quá ấn tượng, nên chú ý tới cách ứng xử. Bạn là đại diện của công ty, vì thế hãy đảm bảo mọi hành động của mình.
– Lịch sự không có nghĩa là tỏ ra thân thiết. Hãy chỉ nêu ra những câu hỏi liên quan đến công việc. Nếu bạn dành cả buổi phỏng vấn để trò chuyện phiếm, bạn sẽ chỉ tuyển dụng được những thí sinh bạn thích chứ không phải là người thực sự có khả năng về công việc.
– Dù bằng phương tiện nào – thư điện tử hay qua điện thoại, bạn cũng nên thông báo cho thí sinh biết họ có trúng tuyển và được nhận vào làm việc hay không. Đây là một trong nhiều cách thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp, cũng như kết thúc quá trình phỏng vấn một cách lịch sự.
Leave a Reply