Những sai lầm thường mắc phải của các nhà quản lý mới
Quản lý giỏi thường nhận lỗi về phía mình và hiểu rằng, bất cứ thất bại nào trong nhóm đều là một thất bại của nhà lãnh đạo.
Để bắt đầu, 8 sai lầm dưới đây những nhà quản lý tuyệt đối nên tránh vì nó cho thấy trình độ của bạn quá non nớt.
1. Không dám nghĩ lớn
Một nhà lãnh đạo thành công không nên chỉ muốn đạt được những mục tiêu được đặt ra hoặc ngang với sức của mình mà hãy tìm cách để tạo nên kỳ tích vượt xa khả năng của bản thân. Thay vì lên kế hoặc làm thế nào để phát triển doanh nghiệp của mình tăng 20-30% thì lên kế hoạch làm thế nào để nó phát triển lên gấp 10-100 lần.
2. Không thường xuyên gửi email
Tài liệu về kết quả công việc hoặc một tình huống trong công việc thông qua email giúp nhân viên hiểu rõ hơn được tính nghiêm trọng của tình hình và nó cũng hữu ích để có một cơ sở để nói với các nhân viên về thời hạn chót công việc của mỗi người.
3. Không công nhận hiệu quả công việc của nhân viên
Công nhận các tài liệu thực hiện tốt thông qua email cho nhân viên hoặc nhóm nhân viên là cách tuyệt vời để bạn thể hiện sự trân trọng của mình đối với các đóng góp của họ cho công ty. Nó cũng là một thói quen tốt để giúp bản thân bạn nắm rõ được hiệu suất làm việc của nhóm để phục vụ cho mục đích riêng của bạn, vì vậy bạn có thể nhớ được những gì bạn muốn thẩm định để đưa ra bảng đánh giá hàng năm cho từng nhân viên.
4. Coi nhẹ việc đánh giá hiệu suất của các thành viên trong nhóm
Nếu bạn đặt nhẹ vấn đề hiệu suất của một thành viên trong nhóm, nó có thể trở biến đây trở thành thói quen cho nhân viên của bạn sau này. Nếu người quản lý lưu ý tới vấn đề hiệu suất sớm, bạn có thể có những ý kiến phản hồi nhẹ nhàng để giúp họ khắc phục được nhược điểm của mình.
5. Đẩy mạnh sự khiển trách
Quản lý mới thường tìm cách đổ lỗi cho các thành viên trong nhóm khi công việc không hoàn thành hoặc gặp rắc rối. Quản lý giỏi thường nhận lỗi về phía mình và hiểu rằng, bất cứ thất bại nào trong nhóm đều là một thất bại của nhà lãnh đạo.
6. Nhận sự thành công về riêng cho cá nhân
Những ng quản lý mới hay tham lam lấy hết sự vẻ vang trong khi đó là công lao của cả đội. Người quản lý tốt phải là người khéo léo chuyển hướng sự khen ngợi đó cho nhân viên trong nhóm của mình, hay thậm chí là 1 thành viên cụ thể trong nhóm. Điều đó quyết định người quản lý có được yêu quý hay không?
7. Hạ thấp thang đánh giá trong quá trình tuyển dụng
Các nhà quản lý có kinh nghiệm đặt ra các tiêu chuẩn thấp trong khi tuyển dụng, như việc họ chỉ muốn lấp đầy các vị trí một cách nhanh chóng. Quản lý giỏi biết rằng họ biết sự chờ đợi là cần thiết để tìm được các ứng viên thích hợp cho công việc.
Leave a Reply