Những nguyên tắc về chuyện tặng quà ở công sở

Với vai trò là nhà tổ chức, bạn có thể cân nhắc những sự kiện trao đổi quà với những mặt hàng “bình dân” nhất như tất, găng tay…

Tìm được món quà phù hợp cho người thân và bạn bè đã là khó, tìm quà để tặng sếp hay đồng nghiệp lại càng khó hơn. Một năm cũ sắp qua đi và đã đến lúc bạn cân nhắc xem nên tặng món quà gì cho sếp và đồng nghiệp vào dịp cuối năm này. Không chỉ tiêu tốn tiền bạc, việc tặng quà này còn khiến bạn hao tổn không ít thời gian và tâm trí để cân nhắc xem nên tặng gì và tặng như thế nào.

Dưới đây là 10 quy tắc về tặng quà nhân các dịp lễ trong môi trường công sở. Chắc chắn, đây sẽ là những quy tắc giúp ích cho bạn trong vấn đề quà cáp ở cơ quan:

1. Hiểu được rằng, nhiều người không thích tặng qua ở công sở vào các dịp lễ lạt

Lý do ở đây có thể nằm ở vấn đề ngân sách hạn hẹp, khiến việc mua những món quà dù không đắt đỏ cũng trở thành gánh nặng. Hoặc đơn giản là những người này không muốn có thêm một mối bận tâm trong các dịp lễ mà vốn dĩ họ đã rất bận rộn. Hoặc có thể, họ không thích các kỳ nghỉ lễ, và cảm thấy không thoải mái khi bị người khác lôi kéo tham gia vào các buổi tiệc tùng.

2. Nếu có quà, thì quà nên được tặng theo chiều từ trên xuống, thay vì từ dưới lên

Điều này có nghĩa là, sếp tặng quà cho nhân viên là tốt, nhưng không nên trông chờ nhân viên phải tặng quà cho cấp trên của mình. Nhiều người sẽ có tâm lý bất mãn khi họ phải tặng quà cho một ai đó được cho là kiếm được nhiều tiền hơn mình.

3. Đừng kêu gọi mọi người đóng tiền để mua quà chung tặng sếp

Việc này không chỉ vi phạm quy tắc số 2, mà còn khiến nhân viên trong phòng có thể lo ngại rằng, họ sẽ bị nhìn nhận khác đi nếu không tham gia. Như vậy, đây sẽ là một sự bóp méo tình cảm thay vì là một món quà thực sự. Ngoài ra, món quà quý nhất mà bạn có thể tặng cho sếp chính là trở thành một nhân viên giỏi.

4. Nếu cơ quan bạn tổ chức một buổi trao đổi quà, hãy để mọi người đăng ký tham gia

Hầu hết mọi người đều có cảm giác ngại ngùng khi từ chối tham gia vào một dịp như vậy. Bởi thế, nếu là người tổ chức, bạn hay đề nghị mọi người đăng ký tham gia nếu muốn. Cách này tốt hơn là buộc một ai đó phải lên tiếng nói rằng họ không muốn tham gia.

5. Chương trình trao đổi quà ở công sở nên đặt ra mức giới hạn thấp đối với giá trị quà tặng để mọi người đều có thể tham gia nếu muốn, cho dù họ không có nhiều tiền

Với vai trò là nhà tổ chức, bạn có thể cân nhắc những sự kiện trao đổi quà với những mặt hàng “bình dân” nhất như tất, găng tay…

6. Hãy tránh xa những món quà mang nặng tính chất cá nhân trong môi trường công sở

Nước hoa, quần áo, nữ trang… là những món quà không phù hợp để tặng ở công sở. Tốt hơn hết, bạn hãy dành những món quà này cho bạn bè, người thân. Nguy cơ bạn bị đem ra bàn tán do hiểu lầm khi tặng những món quà như vậy ở công sở là rất cao.

7. Nếu nghi ngờ, hãy mang đồ ăn tới làm quà

Nếu bạn muốn tìm cách tham gia vào các buổi tiệc tùng ở công ty mà không tốn quá nhiều tiền, hay tính mang tới một vài món ăn. Món quà này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà lại được mọi người hưởng ứng. Hãy để sếp và đồng nghiệp có dịp thưởng thức tài nấu nướng của bạn.

8. Những món quà đắt tiền không có chỗ trong môi trường công sở

Nếu bạn đã tham gia vào một chương trình tặng quà lẫn nhau ở cơ quan mà mọi người đều tặng những thứ “vừa tiền” trong khi chỉ có một anh chàng đem tới quà tặng là máy nghe nhạc iPod hoặc chiếc áo đắt tiền, bạn sẽ hiểu rằng, những món quà như vậy sẽ khiến người khác cảm thấy không thoải mái. Mọi người sẽ có cảm giác rằng, người tặng quà đắt đang muốn thể hiện bản thân, hoặc tìm cách gây ấn tượng để đạt mục đích nào đó.

9. Khi tặng quà cho nhân viên, công ty cũng nên có sự cân nhắc kỹ

Tặng rượu vang cho người theo đạo Hồi, đồ ăn từ thịt cho người ăn kiêng, hay bánh quy cho người bị tiểu đường… đều là những món quà sai lầm, khiến người nhận cảm thấy họ bị đối xử vô tâm. Bên cạnh đó, hầu hết nhân viên đều thích được thưởng tiền hoặc thêm ngày nghỉ thay vì được tặng quà đồng loạt.

10. Đừng bao giờ cho là mình phải bỏ tiền mua quà nếu bạn không đủ khả năng

Cho dù mọi người có hào hứng tham gia vào việc tặng quà ở công ty vào dịp lễ ra sao, bạn hãy giữ vững quan điểm nếu việc tham gia gây sức ép lên ngân sách cả bạn. Hoàn toàn ổn nếu bạn nói: “Mọi người thông cảm, năm nay tôi không tham gia được”.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *